THE SCHOOL DOESN'T HAVE ANY CLASS

Sejong National Pilot Smart City Middle and High School Design Idea Competition
           

"Trong những thời kỳ qua, việc học tập và tận dụng nguồn tri thức đã giúp Hàn Quốc có những thành tựu nổi trội cùng với tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì chúng ta cũng phải nhìn nhận vào một thực tế là học sinh Hàn Quốc chịu quá nhiều sự kỳ vọng, sức ép từ gia đình, xã hội và nó dần trở thành gánh nặng thay vì là niềm vui, hạnh phúc của các em học sinh trong quá trình thu nhận tri thức và phát triển bản thân để góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Hàn Quốc, Giáo sư Lee Ju Ho đã từng nói rằng: “Điểm số có thể rất quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, nhưng giờ thì không thế nữa. Vì vậy chúng tôi đang tìm hướng cải cách để hệ thống giáo dục quốc gia không còn dựa trên điểm số, mà dựa trên tính sáng tạo, năng lực xã hội cũng như năng lực cảm xúc cá nhân.”
          Vậy chúng ta cần hiểu rằng mục đích của trường học là gì? Từ “education” xuất phát từ gốc Latin “educo”, có nghĩa là phát triển từ bên trong. Như vậy tức là giáo dục không phải là truyền đạt kiến thức và nhồi nhét kiến thức vào đầu học sinh từ bên ngoài, mà là để cho học sinh tự phát triển kiến thức đó bên trong mình.
          Đó chính là sự khác nhau giữa “biết” và “hiểu”. Biết là khi chúng ta được ai đó truyền đạt cho kiến thức và chúng ta học từ bên ngoài. Còn sau đó, chúng ta thực hành kiến thức đó, ứng dụng nó vào cuộc sống, và rồi chúng ta có trải nghiệm về nó. Chúng ta rút ra được bài học từ kiến thức đó, và từ đó chúng ta mới hiểu nó. Đó chính là giáo dục phải khiến cho học sinh hiểu được, chứ không chỉ đơn thuần là biết. Mà hiểu sâu tức là phải ứng dụng nhiều vào trong đời sống.
          Kiến thức chỉ có giá trị khi nó được mang ra sử dụng cho một mục đích cụ thể và đáng được thực hiện. Mục đích đó hoàn toàn do người học quyết định và đáng được thực hiện hay không cũng do người học hoàn toàn đánh giá. Kiến thức trong trường lớp vẫn chỉ là những kiến thức phổ thông, chưa có mục đích. Có lẽ việc quan trọng nhất của trường học là giúp cho học sinh nhận ra đó là: “học để làm gì?” để rồi từ đó có thể phát triển tốt bản thân.
          Tuy nhiên trường học hiện nay như là một cơ quan được lập ra nhằm quản lý học sinh dưới sự “giám sát” của giáo viên hơn là những gì mọi người đang mong đợi. Nếu cùng nhìn lại các thiết kế của trường học từ thời xưa cho đến nay thì chúng ta có thể thấy rằng các trường học gần như tuân theo một thiết kế kiến trúc tương tự như nhau, bắt nguồn từ truyền  thống học tập là “ngồi và nhận”. Một trường học được thiết kế theo cấu trúc truyền thống khuôn khổ, chia phòng tách biệt và cứng nhắc với trình tự sử dụng lặp đi lặp lại có lẽ là một rào cản cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của người học. Trong thời kỳ cách mạng 4.0 thế giới đang thay đổi nhanh chóng, mọi ngành nghề cũng đang thay đổi thì giáo dục cũng không phải ngoại lệ. Hệ thống giáo dục đang thay đổi từng ngày nên chúng ta cũng cần một không gian mới dành cho giáo dục.
          Giáo dục thông minh là một xu thế mới của giáo dục thế giới. Nhằm xây dựng quốc gia thông minh, nhiều quốc gia đã hướng đến xây dựng nền giáo dục thông minh để tạo ra các thế hệ công dân thông minh và Hàn Quốc đang là một trong những quốc gia đi đầu về điều này. Là mô hình trường học tiên tiến, trường học thông minh tạo cơ hội và điều kiện để nhà trường tăng cường năng lực thích ứng, phát triển cân bằng trước những biến đổi nhanh chóng của xã hội nói chung. Người học được khám phá và kiến tạo tri thức, phát triển năng lực tự chủ và thích ứng, tư duy sáng tạo thông qua những hướng dẫn sư phạm có tính cá biệt hóa, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu cá nhân nhằm tăng tầm quan trọng, độ tin cậy, tăng tính hữu ích, tính linh hoạt của nội dung chương trình giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông minh cho giáo dục nhà trường đã định hình lại không gian giáo dục bằng cách chuyển đổi nội dung và phương thức tiếp nhận – cung cấp kiến thức học tập cũng như cách thức hướng dẫn, hỗ trợ, tổ chức, quản lí nhà trường.
          Chúng tôi muốn đưa ra một phương án cho trường học thông minh không chỉ nâng cao môi trường học tập mà còn thông minh về mặt xã hội, về mặt nhận thức và cả về mặt cảm xúc…Chúng tôi muốn tạo ra việc học không có ranh giới ở cả môi trường vật lý cũng như trong tiềm thức nhằm thúc đẩy trí tưởng tượng cho các em học sinh. Chúng ta có thể “học” bất kỳ nơi nào chúng ta muốn và chúng ta có thể “học” bất kỳ thứ gì chúng ta muốn. Albert Einstein đã từng nói rằng “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức là hữu hạn. Trí tưởng tượng là vô cùng và bao quát toàn thế giới.”. Bằng nhiều cách, kiến thức rất dễ dàng có được, nhưng trí tưởng tượng thì cần có sự dũng cảm và kiên trì. Trên thực tế có rất nhiều phát minh vĩ đại của nhân loại đã được ra đời nhờ trí tưởng tượng và để những phát minh đó có thể thành hiện thực thì con người chúng ta chắc chắn phải thử nghiệm những cách làm khác biệt và mới lạ, đó chính là tư duy phản biện và sáng tạo.
          Để đạt được những điểu đó chúng tôi đã tập trung vào các yếu tố linh hoạt, tương tác và cởi mở. Chúng tôi sử dụng các đường cong để tạo ra không gian. Các khoảng không gian bên trong đường cong này sẽ là các không gian chính trong ngôi trường như lớp học, phòng thí nghiệm, thư viện,…Những đường cong này sẽ tạo ra không gian mà ở đó giáo viên hay bất kì học sinh nào và thậm chí là một thiết bị giảng dạy thông minh cũng có thể trở thành trung tâm, khiến một tiết học trở nên thú vị hơn. Cũng chính những đường cong này đã tạo không gian đa dạng cho các lớp học, giúp cho học sinh có thể tự tạo môi trường học tập ưa thích, giáo viên chủ động thay đổi cách sử dụng theo chương trình học.  
Các không gian nằm ngoài đường cong đó là các không gian tự do, ở đó các em vừa có thể chơi, vừa có thể tự học. Chúng tôi muốn đẩy mạnh giữa việc đan cài không gian giữa học và chơi. Từ đó sẽ tạo ra sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và học sinh, và giữa học sinh với chính môi trường xung quanh. Cuối cùng khi bản thân người sử dụng là các em học sinh và giáo viên có sự tương tác tốt thì họ sẽ tự động cởi mở với chính mình và môi trường xung quanh.
Việc tạo ra những cấu trúc đường cong trong không gian học cũng nhằm tạo nên sự liên kết với cảnh quan xung quanh, làm mờ đi giới hạn bên trong với bên ngoài để công trình để hòa nhập với bối cảnh. Và sự cởi mở giữa công trình với thành phố như vậy cũng tạo ra một sự hứng thú cho người sử dụng và một lần nữa nhấn mạnh ý đồ rằng chúng ta có thể học ở bất cứ đâu và học bất cứ thứ gì chúng ta muốn."

"In recent years, ceaseless learning and the use of knowledge have helped Korea obtain outstanding achievements with remarkable growth rate. However, in addition to the mentioning positive sides, we also have to confront with the fact that Korean students are suffering from too many expectations and pressure from their families and the society, which gradually becomes a burden instead of their joy, happiness in the process of awareness acquisition and self-development to contribute for a better society. A former Korean Minister of Education - Professor Lee Ju Ho said that scores could be very particularly important in the industrialized era, but it was no longer true anymore. Therefore, they were looking for some reforms for the national education system based on creativity, social and emotional abilities instead of scores.
Therefore, it is essential to understand what the purpose of school is. The word "education" originally comes from the Latin "educo", which means developing from within. Thus, education is not about imparting and cramming knowledge into the students' heads from the outside, but letting students develop that knowledge within themselves.
That is the difference between "knowing" and "understanding". Knowing is when we are imparted knowledge and we learn it from the outer. Afterwards, we practice that knowledge, apply it into our life, and then experience it. We learn from that knowledge, and we can understand it eventually. As far as we concerned, education is about leading students to understand it, not merely know it. That we have deep understanding means applying it in life effectively.
Knowledge will be valuable only when it is used for a particular purpose and is worth executing. That purpose is absolutely determined by the learners whether it is deserved to be done or not. Knowledge imparted in schools is just common one, not yet intended. Perhaps the most important thing school could do is to help students answer the question: “What is the purpose of studying?” so that they can develop themselves well.
However, school nowadays is considered more as an agency established to administer students under the supervision of teachers than what people are expecting. If looking back at the schools’ designs from the past to the present, it is seemed that most schools follow a similar architectural design derived from the conventional learning “sit” and “receive”. A school designed in a traditional way with separated and rigid rooms with a sequence of using it repeatedly,  is probably a deterrence to the physical and mental growth of students. During the 4.0 revolution era, the world is changing rapidly, every profession is also altering and education is not an exception. Since education system is shifting every day, we also need a new space for it.
Intelligent education is currently a new trend of the world. In order to build smart countries, many of which have oriented to build smart education to create generations of intelligent citizens and Korea is one of the leading countries in implementing this. As an advanced school model, the smart school creates opportunities and conditions to strengthen its adaptive capacity, have a balanced development against the rapid changes of the society in general. Learners are able to explore and create knowledge, develop autonomy and adaptive capacity, think inventively through personalized pedagogical tutorials which are suitable for each individuals’ features and requirements. The purpose of this is to increase the significance, reliability, utility and flexibility of the curriculum content. Applying the intelligent technology has reformed the education space by converting the content and the absorbing method, providing knowledge as well as school’s guidance, support, organization, and management.
We want to offer a prototype for smart schools in order to not only enhance the learning environment but also have students develop social, cognitive and emotional intelligence. We want to create a non-boundary learning in both physical and subconscious environment to provoke students’ imagination. We can "learn" wherever we want and we can "learn" whatever we want. Albert Einstein once said: “Imagination is more important than knowledge. For knowledge is limited to all we know and understand, while imagination embraces the entire world, and all there ever will be to know and understand”. In many ways, knowledge is easily acquired, but imagination needs courage and perseverance. In fact, there are many stupendous inventions of humanity contrived thanks to the imagination. To actualize those inventions, the human being definitely should experience with different and novel ways. Hence, that is critical and creative thinking."
           

THE SCHOOL DOESN'T HAVE ANY CLASS
Published: